Hơn 1.000 thông báo an toàn thực phẩm được đưa ra trong năm 2024

Thục Khuê (t/h) - Thứ năm, ngày 19/12/2024 14:10 GMT+7

Năm 2024, các thị trường quốc tế đã công bố 1.029 thông báo liên quan đến an toàn thực phẩm.

Hơn 1.000 thông báo an toàn thực phẩm được đưa ra trong năm 2024
Trái cây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Trung Quốc.

Trong năm 2024, các thị trường quốc tế đã đưa ra tổng cộng 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Trung bình mỗi ngày, Văn phòng SPS Việt Nam tiếp nhận khoảng 3 thông báo, trong đó có những văn bản dài hàng trăm trang.

Riêng trong tháng 11/2024, Nhật Bản đã đưa ra 10 thông báo về các yêu cầu mới, đáng chú ý là quy định giảm hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật xuống 10 lần. Các thay đổi này tập trung chủ yếu vào các thành viên của WTO, bao gồm EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số thị trường lớn khác mà Việt Nam đang có quan hệ thương mại.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, chia sẻ tại Tọa đàm trực tuyến “Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024” rằng việc đáp ứng các tiêu chuẩn này không chỉ là thử thách mà còn là cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo ông, hầu hết các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, đã xây dựng được đội ngũ kỹ thuật chuyên môn để nhanh chóng thích nghi với các thay đổi của thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, dẫn đến nguy cơ vi phạm các quy định xuất khẩu.

Để giải quyết vấn đề này, Văn phòng SPS Việt Nam đã đẩy mạnh việc phối hợp với các địa phương, tăng cường truyền thông và hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp. Dù vậy, quá trình này vẫn cần thời gian và sự nỗ lực từ cả phía doanh nghiệp lẫn cơ quan chức năng.

Ngoài vấn đề an toàn thực phẩm, các thị trường lớn như EU và Mỹ hiện còn yêu cầu thêm các chứng nhận bền vững, quản lý tài nguyên và trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng thích ứng để đảm bảo không bị tụt lại trong bối cảnh các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe.

Bài liên quan
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua. Kết phiên cuối tuần, giá cà-phê Robusta đã thoát khỏi mốc đáy kể từ giữa tháng 1 lên vùng 5.000 USD/tấn.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường nguyên liệu công nghiệp và nông sản đã thu hút các nhà đầu tư trong tuần giao dịch vừa qua. Kết phiên cuối tuần, giá cà-phê Robusta đã thoát khỏi mốc đáy kể từ giữa tháng 1 lên vùng 5.000 USD/tấn.
Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng 100.000 tỉ đồng cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản nhằm hỗ trợ sản xuất, giảm chi phí vốn cho người dân.
19/12/2024
Sau thời gian dài nhường "ngôi" cho sầu riêng, thanh long đã có màn trở lại ngoạn mục trong những tháng đầu năm 2025. Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 94 triệu USD, loại quả từng là niềm tự hào của ngành rau quả Việt Nam đã bất ngờ vươn lên vị trí dẫn đầu, chính thức lấy lại “ngôi vương” trong ngành hàng trái cây xuất khẩu.
19/12/2024
Philippines là thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam. Mặc dù Chính phủ Philippines đang đầu tư nhiều hơn cho nông dân để tăng sản lượng và tìm cách đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, gạo Việt Nam vẫn giữ vững chỗ đứng với những lợi thế cạnh tranh rõ rệt.
19/12/2024
Dù đàm phán thuế quan Việt - Mỹ diễn ra theo hướng tích cực hay tiêu cực, đây cũng là bài học để doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết của việc đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt tái cơ cấu ngành nghề và chuyển hướng thị trường một cách phù hợp.
19/12/2024
Tin mới